Vẫn dùng những chiêu thức cũ: các đầu nậu trong và ngoài nước mua hàng từ các cơ sở sản xuất bên Trung Quốc, thuê cửu vạn đưa hàng vào Việt Nam, sau đó phân phối cho các tỉnh, kể cả những đô thị lớn như Hà Nội, TP HCM…
Còn nhiều thương hiệu lạ
Nhưng với chuỗi cửa hàng nhỏ, nhiều nhãn hiệu “lạ” như: Sumio, Justin House… xuất hiện. Sumio là nhãn hiệu của một loại chảo không dính đang được bày bán tại các cửa hàng nhỏ, thậm chí có mặt tại siêu thị lớn, nhưng khi truy tìm nguồn gốc của nhãn hiệu này lại là một nhà sản xuất chuyên các thiết bị làm vườn: dao, kéo, chổi quét, xẻng…
Còn Justin House là nhãn hiệu của nhóm sản phẩm: máy đánh trứng, bếp điện từ, nồi cơm điện, ấm đun siêu tốc… được nhà bán lẻ quảng cáo là “sản phẩm liên doanh với Hàn Quốc”, nhưng truy tìm mãi không thể tìm được địa chỉ của “liên doanh” này trên internet!
Chiêu thông thường của những sản phẩm lậu hiện nay vẫn là dán những “nhãn hiệu” được nhái từ những thương hiệu lớn, như: Sanio (nhái thương hiệu Sanyo), Pannasonic (nhái Panasonic), Hitacho (nhái Hitachi), Natonal (National), Dopod… Những nhãn hiệu này không chỉ “sống tốt” ở những cửa hàng nhỏ ở các tỉnh xa, mà thậm chí còn xuất hiện ở các đô thị như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.
“Ưu điểm của những nhãn hiệu này là có nhiều màu sắc, thiết kế bắt mắt, giá rẻ, còn nhược điểm lớn nhất là mau hư. Có những nồi cơm điện, bình nấu nước siêu tốc, bàn ủi dùng được vài lần là… bán hàng ve chai.
Biết là vậy, nhưng vì nhu cầu của khách hàng nghèo muốn mua hàng giá rẻ để sử dụng. Cũng có sản phẩm xài được cả năm nhưng nhìn chung chỉ vài tháng. Hên xui” - ông Nam, chủ một cửa hàng bán hàng điện gia dụng trên đường Lý Thường Kiệt (Tân Bình, TP HCM) xác nhận.
Còn theo bà chủ cửa hàng Đ. (Quang Trung, Gò Vấp) cho rằng: “Cửa hàng phải có nhiều mặt hàng mới thu hút khách. Những hàng không có nhãn hiệu rõ ràng, bán cho những người chỉ có nhu cầu mua hàng giá rẻ. Cũng có bảo hành đàng hoàng, hư cứ mang tới đây sẽ được sửa hoặc đổi hàng mới”.
Trong cửa hàng Đ., hàng ta hàng Tàu lẫn lộn. “Anh cần gì cứ nói, những mặt hàng nào không có ở đây em sẽ vào kho lấy cho xem. Mình chỉ trưng bày hàng hoá có tên tuổi thôi, mấy ông quản lý thị trường mà thấy hàng hoá không rõ nguồn gốc là phạt nặng lắm” - bà chủ cửa hàng Đ. nói thêm.
Vì chất lượng kém, lại không thực hiện chế độ bảo hành như nhiều thương hiệu làm ăn tử tế khác mà giá của những sản phẩm nhãn hiệu lạ này lại có giá rẻ hơn từ 30 – 60%. Như bình thuỷ điện dung tích 3 lít mang thương hiệu Panasonic có giá 1,7 triệu đồng, còn sản phẩm nhái Pannasonic cũng cùng dung tích nhưng chỉ có giá 690.000 đồng.=>may lanh toshiba
Càng nhỏ càng khó sống
Oanh, quản lý cửa hàng Trung Kiên (Nguyễn Văn Công, Gò Vấp), xác nhận: “Dù giá bán ở những cửa hàng nhỏ rẻ hơn các siêu thị 10% (không tính giá vào thời điểm khuyến mãi) nhưng nay vẫn không có người mua, thỉnh thoảng mới có khách quen ghé lại mua bình nấu nước hoặc nồi cơm điện, may ra mùa nóng bán được quạt”. Oanh không tiết lộ doanh thu của cửa hàng mà chỉ nói rằng ở cửa hàng này trưng bày là chính.
Còn theo bà chủ cửa hàng M, cửa hàng là nơi bán lẻ và bán sỉ cho những mối quen ở các tỉnh Tây Nguyên như Buôn Ma Thuột, Gia Lai… “Bếp từ có giá sỉ là 600.000đ nhưng về trên đó họ bán 1,7 triệu đồng, bếp gas giá 350.000đ đem về bán được 700.000đ…
Ngon quá còn gì. Nếu mình lấy được hàng tốt thì có thể sống được” - chủ cửa hàng M nói thêm cách tồn tại của cửa hàng.
Nhưng không chỉ có cửa hàng nhỏ mà các siêu thị tầm trung như Vương Quỳnh Anh, Trần Thế,
Hoàng Đính… nằm trên đường Hoàng Văn Thụ (Tân Bình, TP HCM) cũng đang lâm vào cảnh khốn đốn từ 3 – 4 năm trước. Cũng như những cửa hàng nhỏ, những siêu thị này còn tồn tại được, chính là nhờ vào hàng bán sỉ, còn việc bán lẻ chỉ là “được đồng nào hay đồng đó”.
Trưởng phòng kinh doanh của một trong những siêu thị trên đã xác nhận: “Nếu không nhờ bán sỉ cho những cửa hàng nhỏ ở các tỉnh miền Tây thì chúng tôi đã bị dẹp tiệm lâu rồi”. Hàng của những thương hiệu toàn cầu cũng có mặt tại đây nhưng không nhiều, chủ yếu là hàng của các thương hiệu nội địa và cả hàng gia công bên Trung Quốc có mức giá rẻ hơn nhiều để bán được hàng.
Khi các siêu thị điện máy lớn xuất hiện, những cửa hàng nhỏ, siêu thị tầm trung ngày càng khó “sống”. Nhiều cửa hàng trước đây bán hàng điện gia dụng nay chuyển sang kinh doanh quần áo, cà phê hoặc cho thuê mặt bằng để bán… đồ ăn.
Ông K.D, một chuyên gia về thị trường điện máy – điện tử cảnh báo, “Vài năm nữa, mà cũng có thể nhanh hơn, những cửa hàng bán điện gia dụng, điện tử sẽ biến mất vì không thể cạnh tranh với các siêu thị, đại siêu thị đang bành trướng mạnh mẽ”. Cuộc chơi của nhà bán lẻ nhỏ, từ cửa hàng cho đến siêu thị tầm trung đã đến hồi kết thúc, đúng với quy luật thị trường…
Tags: may lanh lg, may lanh toshiba
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét